Chỉ cần nghe đến cái tên “Hồng Đà Lạt” là người ta thi nhau về thành phố ngàn hoa để được checkin và ăn loại quả này. Ngay tại Sài Thành, cũng có một nơi cung cấp hồng tươi ngon là caterer.vn. Liên hệ ngay với chúng tôi để được biết nhiều hơn nhé!
1. Hồng Đà Lạt tháng mấy?
Bên cạnh những cánh đồng hoa dã quỳ, sắc trắng tinh khôi của hoa cải trắng tháng 11. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng và thưởng thức hồng Đà Lạt – một đặc sản huyền thoại tại đất phố Núi.
Cây Hồng “bén duyên” với Đà Lạt vào đầu thế kỷ XX bởi người Pháp. Ban đầu, hồng không được trồng nhiều mà chỉ là cây cảnh của thành phố. Dần dần, hồng trở nên phổ biến hơn và thu hút du khách đến đây mang về làm quà.
Hồng nở hoa vào tháng 9, tháng 11 thì kết trái. Những cây hồng trụi hết lá, cành cây chỉ còn lại những quả treo lủng lắng. Các vườn cây trái chín mọng, phủ một sắc đỏ quả hồng hấp dẫn biết bao người.
Trên những con chợ, gánh hàng rong đong đầy quả hồng. Hay con đường đến chùa Tàu, đâu đâu cũng ngập tràn quả hồng. Cũng bởi thế mà người ta ví quả hồng như đèn lồng đỏ, thắp sáng cả một vùng trời và xua đi cái sương lạnh giá ở xứ sở này.
**Xem thêm: Chuối laba,trái cây đặc sản nối tiếng Đà Lạt
2. Quả hồng Đà Lạt có mấy loại? Đặc điểm
Hồng Đà Lạt có nhiều giống như hồng trứng, hồng dẻo thường được dùng để làm nước ép, làm giấm.
Riêng đối với loại hồng giòn thuộc hàng “cao cấp” nhờ hương vị đặc trưng khó mà sánh được.Vị hồng thơm thoang thoảng, ngon ngọt thanh. Khi chẻ miếng vừa ăn, nhai nghe giòn tan rất thú vị. Loại hồng này thường được ăn trực tiếp để cảm nhận hết sự ngon lành của nó. Bạn cũng có thể chế biến thành các món ăn khác nhau để tăng sự đa dạng.
Quả hồng giòn có 2 loại đó là hồng giòn đầu bằng và hồng giòn trứng lốc.
3. Lợi ích quả hồng đối với sức khỏe
– Lợi ích chung
Trong mỗi quả hồng 100g có chứa: 0,16mg carotene,16 mg vitamin C, 12-16% đường, 0,1% acid. Bên cạnh đó, hồng còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ cùng nhóm vitamin B1, B2, PP.
Quả hồng thường được phơi khô để làm thuốc. Nhờ có vị ngọt, chát đặc trưng và tính hàn. Nên hồng có tác dụng nhuận phế tiêu đờm, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Giúp giảm được táo bón, đau nhức do trĩ. Hay những bệnh như ho khan, đau họng, bệnh xuất huyết.
Đặc biệt, với người già sử dụng hồng có thể cải thiện được chỉ số huyết áp ở mức ổn định nhất.
Trong Đông Y, hồng thường được ngâm rượu chống suy nhược cơ thể. Hàm lượng glucose, fructose ( đường tự nhiên) cùng vitamin C, Protein, iot, canxi, sắt, phốt pho…còn tốt cho sức khỏe, bảo vệ tim mạch, cải thiện tinh thần, trí nhớ tập trung làm việc tốt hơn.
Mỗi mùa thu về, gia đình Việt Nam còn mua nhiều hồng để làm mứt, ép lấy nước sử dụng dần. Hồng là thức quà ăn vặt không thể thiếu, hay người mua dùng hồng để làm quà biếu trang trọng. Cứ như thế, nó lại trở thành loại quả dân giã và quan trọng với đời sống người Việt Nam ta.
– Đối với bà bầu và trẻ em
Những lợi ích sức khỏe khi bà bầu ăn hồng đó là: Chống oxy hóa, kháng viêm, chống nhiễm trùng; Giúp tăng sức đề kháng, bổ sung chất sắt tạo máu, cải thiện tình trạng làn da và tóc; Ngăn ngừa tiêu chảy thường thấy ở mẹ bầu, giảm triệu chứng đầy hơi, táo bón; Kiểm soát được những cơn thèm ăn, điều chỉnh lượng đường trong máu; Chất chống oxy hóa và vitamin C trong quả hồng còn kháng ung thư.
Dẫu vậy, những điều này sẽ được phát huy tối đa khi mẹ bầu có cách ăn đúng.
- Mẹ bầu không nên ăn hồng trong lúc đói, bởi tanin khi kết hợp với axit trong dạ dày có thể tạo sỏi.
- Nhớ gọt bỏ vỏ hồng sạch sẽ trước khi ăn mẹ nhé, để tránh hấp thụ phải tanin trong vỏ.
- Sau khi ăn hải sản hay những chất có protein cao thì mẹ cần tránh ăn hồng nhé.
- Những mẹ bầu bị tiểu đường cũng chớ dại mà ăn hồng!
- Mẹ hãy nhớ vệ sinh răng miệng kỹ càng sau khi ăn để làm sạch tanin còn dính ở kẽ răng gây xỉn màu, sâu răng.
Còn với em bé thì sao? Hồng sẽ là loại quả bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho bé, nhất là những bé đang trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ có thể chế biến sinh tố hồng với sữa tươi, sữa chua và một số loại trái cây khác mix được với hồng. Tuy nhiên, cũng chỉ cho bé ăn tối đa 1 quả/ngày. Với những bé đang ỉa chảy, cảm lạnh, ốm thì không nên ăn hồng. Sau những bữa ăn có món tôm, cua thì mẹ cũng không nên cho bé ăn thêm hồng thì có thể gây hại cho dạ dày. Khi bé đang đói bụng và đòi ăn thì mẹ cần tránh, chỉ cho bé ăn sau khi đã ăn no, gọt sạch bỏ vỏ và sử dụng hồng chín tươi ngon để đảm bảo nhất mẹ nhé.
**Xem thêm: phúc bồn tử là gì?Tìm hiểu về công dụng,lợi ích bất ngờ của phúc bồn tử
4. Hồng giòn Đà Lạt bao nhiêu tiền 1 kg
Tại các chợ đầu mối, hồng giòn Đà Lạt được bán với giá khoảng 20.000 – 30.000đ/kg. Tại các chợ dân sinh và siêu thị khoảng 40.000 – 50.000đ/kg.
Cũng tùy theo từng thời điểm mà giá hồng sẽ lên xuống với các mức khác nhau. Tuy nhiên, loại trái cây này được nhận định là có giá rẻ và phù hợp với mức tiêu thụ của nhiều gia đình.
Hồng giòn không khó để tìm kiếm, bạn có thể mua hồng để tráng miệng sau mỗi bữa ăn. Hay phổ biến hơn là mua để ngâm rượu, làm giấm…tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tại các vùng trồng hồng ở Đà Lạt, nhờ sự chuyên canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật thì khả năng giá hồng sẽ tốt hơn cho người mua. Ngược lại khi xuất khẩu ra thị trường trên thế giới thì mang lại những nguồn lợi lớn cho người trồng.
5. Cách thu hoạch và ủ hồng giòn Đà Lạt
– Cách thu hoạch hồng giòn
Cây hồng sinh trưởng khá tốt ở Đà Lạt nhờ điều kiện khí hậu mát mẻ quanh năm.
Trước đây, khi đến mùa thu hoạch, người dân chủ yếu hái thủ công, những “chiếc” quả được nâng niu, ôm trọn vào lòng. Người mua lúc này sẽ chọn những quả hồng có hình dáng bắt mắt. Riêng những quả bị trầy xước sẽ bán lại cho nhà máy chế biến hồng khô.
Nhờ sự chuyên canh và phát triển rộng rãi các vùng trồng thì ngày nay, người dân đã chuyển sang thu hoạch những quả hồng vừa già, đang chuyển dần sang màu vàng nhạt. Tiếp đó, họ cho quả vào trong túi nilon sạch, lót xen kẽ một lớp giấy báo mềm với một lớp hồng. Cứ như vậy cho đến khi đầy túi thì cột chặt lại.
**Xem thêm: Dâu tằm là gì?Tìm hiểu về cây dâu tằm nổi tiếng ở Việt Nam
– Cách ủ hồng giòn Đà Lạt
Việc bảo quản hồng trong túi nilon như vậy cũng là cách để ủ hồng. Trong khoảng 5-7 ngày thì hồng sẽ hết chát mà bạn không phải dùng nước vôi để ủ như trước đây. Đặc biệt, cách làm này không sử dụng hóa chất/ máy móc hay bất cứ tác động nào mà hồng hoàn toàn giòn được trong điều kiện tự nhiên.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian ủ hồng thì có thể ngâm chúng ở trong nước nóng, nhiệt độ khoảng 35 độ C. Cho thêm một chút muối vào, khi nước ấm nguội thì lại thay nước khác. Lặp lại quy trình này trong vòng 2 ngày thì hồng sẽ chín sớm hơn so với cách ủ thông thường bằng túi nilon và giấy báo như ở trên.
Khâu chế biến ngày càng được coi trọng để đảm bảo sức khỏe cho người thưởng thức. Vì thế, hồng thường được ủ trực tiếp ngay tại nhà máy, sau đó mới đóng gói, vận chuyển đến người tiêu dùng. Quả hồng giòn sau khi đến tay khách hàng ăn rất ngon, giữ được độ giòn ngọt và để lâu không hỏng.
6. Hướng dẫn chọn quả hồng ngon đúng điệu
Vỏ quả hồng dễ bị trầy, úng. Do đó, nếu như muốn mua được những quả ngon thì hãy quan sát đến vẻ bên ngoài của chúng, nên chọn những quả có vỏ lành lặn, sáng bóng. Tránh những quả thâm và bầm.
Những quả hồng Đà Lạt có màu vàng đậm, đồng màu với nhau là quả ngon. Quả nào có màu vàng nhạt, còn xanh thì chúng chưa chín/ chín ép thì thường không ngọt và có vị chát.
Bạn có thể dùng tay để ấn nhẹ vào quả hồng, nếu như vẫn thấy cứng, chắc thì đó là quả ngon.
Quả hồng tươi có cuống phồng lên một chút chứ không phải lõm xuống. Vậy, nên chọn những quả có cuống chắc, không bị thâm hay nhũn.
Nếu quả hồng ngâm chất bảo quản, thì vị của chúng sẽ nhạt hơn, có mùi vị lạ. Còn hồng giòn chín tự nhiên có vị ngọt, không chát và mùi vị đặc trưng của nó.
Bên cạnh đó, bạn không nên chọn những quả có phấn trắng bám bên ngoài, vì đó là hóa chất bám trên vỏ, khi ăn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên mua hồng Đà Lạt tại những cơ sở uy tín, tiêu biểu như Công ty Caterer để được đảm bảo chất lượng nhất nhé.
**Xem thêm: Dâu Đà Lạt là gì?Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của dâu Đà Lạt
7. Lưu ý khi ăn hồng không nên bỏ qua
Dù là loại quả dinh dưỡng, dễ ăn nhưng bạn cũng cần lưu ý khi ăn hồng để tránh mang bệnh vào người, cụ thể như sau:
Không nên ăn vỏ hồng, bởi đây là nơi tập trung nhiều tanin, dẫn đến hình thành sỏi ở trong dạ dày.
Sau khi ăn ứng thì không nên ăn hồng, bởi có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm, gây bệnh viêm ruột cấp tính.
Nếu đã ăn canh cua, cũng tránh ăn hồng thì 2 thành phần này khi kết hợp với nhau có thể khiến cho protein rắn lại, lên men, thối rữa, gây buồn nôn, đau bụng và đi ngoài. Nặng hơn kết thành sỏi và gây ảnh hưởng dạ dày.
Tuyệt đối không ăn hồng với thịt ngỗng. Cũng giống như cua thì trong thịt ngỗng giàu protein, đạm nên khi gặp tanin trong hồng dễ ngưng tụ. Trường hợp nhẹ gây bệnh về dạ dày, nặng hơn có thể gây tử vong ngay lập tức.
Bên cạnh đó, hồng cũng cấm kỵ với khoai lang khi làm sản sinh nhiều axit dạ dày gây hại.
Bạn không nên ăn hồng khi đói. Bởi chúng có thể làm tắc nghẽn đường tiêu hóa, gây nôn mửa, đau bụng. Việc ăn nhiều cũng khiến cho lượng đường huyết trong máu tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Khi uống rượu, bạn không ăn hồng. Tính hàn của hồng với tính nóng của rượu trái ngược nhau, kết thành chất nhầy trong dạ dày dẫn đến khó tiêu hóa, tạo cục máu đông.
Cuối cùng, bạn không nên ăn quá 200g hồng/ngày, dù thèm đến mấy thì cũng ăn vừa phải như liều lượng đã chỉ định, nếu không còn khiến cơ thể thiếu khoáng chất, ảnh hưởng đến khẩu vị.
Tham khảo một số dịch vụ của Caterer VN:
- Bánh ngọt teabreak và trái cây tươi giao hàng tận nơi
- Tiệc teabreak trọn gói giá rẻ
- Tiệc khai trương
Xem Thêm Nội Dung