Đặt tiệc teabreak Lê Đông Khê – đặc sản vùng núi rừng Cao Bằng nhất định phải ăn thử Caterer Vietnam

Mục lục

Lê Đông Khê từ lâu được biết đến như là sản vật của người dân Cao Bằng. Loại trái cây này lừng danh không chỉ tại quê hương của nó, mà còn tại Việt Nam!

1. Đặc sản núi rừng Lê Đông Khê

Đông Khê là một địa danh gắn liền với chiến thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp năm 1950. Điều kiện tự nhiên tại vùng đất này thuận lợi để phát triển loại cây trồng cho quả thơm ngon, ngọt mát và đã trở thành đặc sản tại Cao Bằng

Cây lê Đông Khê là cây công nghiệp lâu năm. Nếu như có sự biểu biết về kỹ thuật chăm bón thì sau khi trồng 6-7 năm, cây cho quả bói. Dẫu vậy, tuổi khai thác cây lê khá cao đến vài chục năm, thậm chí là trăm năm.

Diện tích trồng lê tại Cao Bằng hiện nay khoảng 131 ha, trồng chủ yếu tại các huyện Hà Quảng, Nguyên Bình, Trà Lĩnh, Bảo Lạc. Trong đó, lê Thạch An là nổ tiếng nhất, sản lượng của huyện cũng chiến gần 50%.

Mặc dù diện tích trồng Lê rộng, nhưng năng suất còn thấp, nhiều cây đang trong tình trạng thoái hóa và cho quả kém chất lượng. Chính quyền cùng người dân đang nỗ lực để bảo tồn, phát triển mạnh hơn nữa loại đặc sản trái cây này.

**Xem thêm: Na Chi Lăng – Đặc sản đến từ vùng đất Lạng Sơn

2. Cái sự khác biệt từ trong hương vị quả lê

Tháng 6,7 là thời điểm thu hoạch Lê, khắp nơi tràn ngập mùi hương quyến rũ và lưu luyến với bất kỳ ai. Người dân Cao Bằng vui mừng vì cuối cùng công sức của họ cũng được đền đáp.

Lê Đông Khê có hương vị thơm ngon, đặc biệt là vị chát đặc trưng. Hình dáng quả lê to, khi ăn sẽ cảm nhận được sự ngọt mềm, nhưng lại rất giòn.

Năm 2012, Lê Đông Khê lọt vào top 50 loại trái cây nổi tiếng tại Việt Nam.

3. Cách chọn Lê Đông Khê ngon làm quà

Do sự quý hiếm của nó nên lê Đông Khê ít có mặt trên thị trường và hầu hết là hàng Trung Quốc. Chúng tôi xin đưa ra một số mẹo chọn lê ngon như sau:

– Hình dáng quả

Quả lê Đông Khê thon dài, cầm chắc tay, nhỏ gọn hơn bất cứ loại lê nào. Trong khi đó, lê Trung Quốc thường có quả tròn, đều và bọc trong lưới xốp đẹp.

– Màu sắc lê

Nhìn bên ngoài, bạn sẽ thấy lê có màu nâu sẫm hoặc vàng nâu, vỏ sần sùi, không quá bóng bẩy hay bắt mắt. Lê nhập khẩu từ Trung Quốc có vỏ mịn, nhẵn, da căng bóng hơn. Màu sắc cũng vàng tươi và cho tính thẩm mỹ hơn.

– Hương vị quả lê Đông Khê

Ngoài vị ngọt, thơm dịu thì bạn sẽ nhận thấy lê có vị hơi chua một chút. Khi ăn cảm thấy sạn miệng. Còn quả Lê Trung Quốc thịt ít sạn, ăn mượt mà, vị thì lại ngọt đậm nhưng mềm và cùi xốp.

– Thời gian bảo quản lê

Lê Đông Khê không để được lâu, ngắn ngày và bảo quản được tối đa 1 tháng. Lê Trung Quốc có tẩm nhiều hóa chất bảo quản nên có thể để được 2 tháng, thậm chí là nửa năm.

Bạn có thể dựa vào những đặc điểm mà chúng tôi đưa ra ở trên để có được cách lựa chọn lê ngon nhất. Ngoài ra, nếu không có kinh nghiệm thì bạn có thể mua lê vào đúng mùa của nó, tại cửa hàng uy tín/ hay đặt hàng từ chủ vùng trồng tại Cao bằng. Lê trái mùa chủ yếu là từ Trung Quốc nên sẽ chứa nhiều chất bảo quản và chất kích thích độc hại.

Để được đảm bảo chắc chắn hơn, khi mua lê về thì bạn cần rửa thật sạch vỏ, ngâm vào nước muối loãng. Sau khi gọt vỏ thì bạn cũng ngâm một chút với nước muối để loại bỏ hết vị chát/ thâm của quả lê thì ăn sẽ ngon và chất lượng hơn.

**Xem thêm: Đào Mẫu Sơn – Sản vật trời ban vùng Tây Bắc

4. Bao nhiêu tiền 1 kg Lê Đông Khê Cao Bằng

Giá Lê Đông Khê thu mua tại vườn khoảng 25.000 – 30.000đ/kg. Khi bán trên thị trường thì khoảng 50.000 – 70.000đ/kg. Những quả đẹp, có kích thước lớn có thể đạt 100.000đ/kg.

Hay tùy từng thời điểm mà quả lê có giá bán khác nhau. Sở dĩ lê Đông Khê có giá bán đắt đỏ là do điều kiện trồng lâu năm mới cho quả. Hơn nữa hương vị thơm ngon mà quả lê khác có được. Hay việc chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mọi người nên giá trị cũng được nâng tầm.

5. Ăn Lê tốt như thế nào

Trong 1 quả lê trung bình có: 101 đơn vị calo, 27g carbs, 1g chất đạm, 12% lượng vitamin C hằng ngày cơ thể, 10% vitamin K, 0,6% kali cùng hàm lượng vitamin B6, Magie, canxi, sắt, riboflavin, folate.

– Cải thiện được hệ tiêu hóa

Lê chứa nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, tránh táo bón, tiêu chảy, đại tiện. Hơn nữa, việc ăn uống ngon miệng và hấp thụ tối đa còn giúp bạn có được sức khỏe tốt nhất.

– Kiểm soát đường trong cơ thể

Bạn có thể bổ sung 25-30g chất xơ nếu ăn lê mỗi ngày. Điều này cũng giúp điều chỉnh lượng đường trong máu hiệu quả. Anthocyanin còn giúp bạn ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường, tiểu đường type 2.

– Tăng cường sức đề kháng

Lê chứa cực nhiều vitamin, khoáng chất nên góp phần tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, thành phần vitamin C còn giúp bạn bớt mệt mệt mỏi, suy nhược khi làm việc căng thẳng. Hàm lượng chất này còn bảo vệ ADN, duy trì trao đổi chất, ngăn chặn những đột biến của tế bào.

– Giảm cân hiệu quả

Do chứa nhiều chất xơ cùng hàm lượng đơn vị calo thấp, do đó với những người đang muốn giảm cân thì sử dụng lê rất tốt. Việc ăn lê sẽ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn vặt.

– Giảm cholesterol

Chất xơ cùng pectin có trong lê sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol dư thừa có trong máu. Hơn thế nữa, vitamin K, C còn giúp bảo vệ tế bào khỏi ảnh hưởng của gốc tự do.

– Tăng cường sức khỏe tim mạch

Trong quả lê chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C nên sẽ giúp bạn có được trái tim khỏe, không bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh tim mạch. Đặc biệt, giúp bạn có được tinh thần tốt nhất và luôn cảm thấy vui vẻ.

– Ngừa loãng xương

Khoáng chất vi lượng trong lê giúp cơ thể hấp thụ canxi một cách hiệu quả nhất. Từ đó, tăng cường vai trò xương khớp.

Ngoài ra, ăn lê mỗi ngày còn giúp bạn phòng ngừa viêm nhiễm, giảm sưng, giảm đau do viêm khớp gây ra. Hay ngăn ngừa được các bệnh ung thư đường ruột.

**Xem thêm: Cam sành Hà Giang – trái cây đặc sản vùng đất địa cầu

6. Mẹ bầu mang thai có nên ăn lê?

Dù chứa nhiều dưỡng chất tốt cho thai nhi, giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén; khó tiêu hóa; loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể; giúp da săn chắc, bớt nám…Nhưng mẹ nên ăn uống khoa học và có những lưu ý nhất định như sau:

Mẹ không nên ăn lê khi đã gọt vỏ quá lâu, hay chế biến quá chín, bởi sẽ làm mất đi hàm lượng axit folic và biến chất gây hại.

Khi có những biểu dị ứng với lê như đau bụng, buồn nôn, sốt…Thì mẹ cần dừng ngay lập tức, đến bác sĩ thăm khám kịp thời.

Việc ăn lê trong khoảng thời gian dài sẽ làm xuất hiện một số vấn đề về sức khỏe như:

+Đầy hơi, chướng bụng: Do lượng chất xơ trong lê dồi dào khiến mẹ có cảm giác no lâu, không còn muốn ăn uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Từ đó, gây nên tình trạng thiếu chất cho cả em bé trong bụng.

+ Giảm tiêu hóa: Trong lê có chứa nhiều FODMAPS là carbohydrate ngăn khiến cho việc hấp thụ kém, với các biểu hiện chính đó là tiêu chảy, khó tiêu.

+Dị ứng: Mặc dù hiếm xảy ra nhưng nếu gặp phải thì cũng khiến mẹ phải uống thuốc, ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé.

Mỗi ngày, mẹ chỉ nên ăn tối đa 450g lê. Mỗi lần ăn chỉ khoảng 80g. Ăn nhiều còn gây thừa chất. Mẹ nên ăn vào buổi sáng, không nên ăn buổi tối, đặc biệt hạn chế sau mỗi bữa ăn.

Trong cả quá trình mang thai và sau khi sinh, mẹ hoàn toàn có thể ăn lê nhưng nhớ gọt vỏ kỹ. Lưu ý chọn mua ở cửa hàng uy tín để được đảm bảo chất lượng tốt nhất nhé.

7. Em bé có nên dùng nước ép lê không?

Những lợi ích mà quả lê mang lại cho em bé là:

+ Bổ sung nước tốt cho những bé lười hay quên uống nước. Đặc biệt, vào mùa hè hay thời tiết quá lạnh, da bé thường bị khô thì mẹ có thể cho bé uống để cải thiện tình trạng.

+ Làm sạch dạ dày của bé, kích thích sự vận động dạ dày, hạn chế táo bón khi bé lười ăn rau.

+ Bổ sung nhiều vitamin cùng khoáng chất có lời, để bé tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho sức khỏe tim mạch, hệ thần kinh, xương khớp.

Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý khi dùng nước ép lê cho bé đó là:

+ Em bé dưới 6 tháng tuổi, đang bú mẹ thì không cho bé dùng bất cứ loại thực phẩm nào, kể cả lê

+ Khi bé ăn dặm được thì pha nước ép theo tỷ lệ nhất định. Cho bé dùng 100 – 150ml/ngày.

+ Khi bé được 3 tuổi thì mẹ có thể cho bé uống nước ép lê nguyên chất. Tăng liều lượng lên khoảng 200ml/ngày.

+ Khi nhận thấy bé có những dấu hiệu dị ứng thì mẹ nên ngừng và không cho con uống lại sau này.

+ Mẹ có thể biến biến kết hợp cùng một số loại trái cây khác để tạo ra món nước ép hấp dẫn, đúng khẩu vị của bé.

+ Chỉ cho bé uống sau bữa ăn để không làm ảnh hưởng đến bữa ăn chính của bé, làm giảm cung cấp các chất dinh dưỡng khác.

8. Bị ho có ăn lê được không?

Lê có vị ngọt, tính mát, hơi chua. Có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, tiêu đờm. Nên chúng thường được dùng để chữa những bệnh liên quan đến phổi như ho khan, ho có đờm, ho gió.

Bên cạnh đó, với thành phần dưỡng chất dồi dào, lê giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện chức năng của hệ hô hấp. Giảm đau rát ở cổ họng, giảm khát do bị sốt cao hay tiêu đờm ứ cổ họng.

Sử dụng lê để chữa ho thường được áp dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai bởi tính tự nhiên, an toàn và không gây ra kích ứng. Một số bài thuốc bạn có thể áp dụng đó là:

  • Lê – mật ong: Giúp làm dịu cổ họng, diệt vi khuẩn.
  • Lê – đường phèn: Giúp bé không còn ho nhiều, bé cũng ăn uống ngon miệng hơn.
  • Lê – củ cải: Bé bị ho kèm nghẹt mũi, sổ mũi có thể dùng phương pháp này.
  • Lê – hạt sen: Thanh nhiệt cơ thể, giảm ho, giải khát an toàn cho bé.
  • Lê – mật ong, gừng: Việc điều trị ho trở nên dễ dàng hơn, giảm triệu chứng long đờm, ho.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở trên đây sẽ bổ ích với bạn. Đừng quên liên hệ cho Công ty Caterer để được cung cấp những quả lê Đông Khê thơm ngon, ngọt mát lại bổ ích cho sức khỏe nhé.

Tham khảo một số dịch vụ của Caterer VN:

  • Bánh ngọt teabreak và trái cây tươi giao hàng tận nơi
  • Tiệc teabreak trọn gói giá rẻ
  • Tiệc khai trương

Xem Thêm Nội Dung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button