Đặt tiệc teabreak Những công dụng hữu ích của Vải Thiều Lục Ngạn Caterer Vietnam

Mục lục

Vải thiều Lục Ngạn có màu đỏ tươi, cùi dày, mọng nước, hạt nhỏ, chúng hấp dẫn hơn bất kỳ loại vải nào đang có trên thị trường. Những ngày hè này, nếu không có dịp về Lục Ngạn, Bắc Giang để thưởng thức loại quả này thì có thể order ngay với chúng tôi nhé!

1. Đặc điểm quả vải thiều Lục Ngạn

– Xuất xứ, vùng trồng

Loại vải thiều được mệnh danh là “vua” của các loại vải có xuất xứ từ huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Mùa hè là thời điểm thu hoạch vải thiều Lục Ngạn, khắp các thôn xóm đến thị trấn đầy những xe chở vải giao thương.

– Đặc điểm sinh trưởng cây

Cây vải thiều cao từ 2-6m, cây có tán lá tròn tạo thành hình cầu. Cành cây dày, nhiều lá nhỏ phiến bóng. Chùm hoa vải thiều Lục Ngạn từ phần cuống đến nụ hoa được phủ một lớp lông màu trắng xóa.

Mặc dù được trồng trong một vùng sinh thái nhất định, thế nhưng màu sắc lá không giống nhau do điều kiện nhiệt độ, dinh dưỡng đất, nước…Và điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của vải thiều.

– Hình thái quả

Vải thiều Lục Ngạn có hình bầu dục, thon về 1 đầu, quả có thể to gần bằng chén nước uống trà nếu sinh trưởng tốt. Quả vải khi chín có màu đỏ tươi, hạt nhỏ, cùi dày và mọng nước, lại rất giàu chất dinh dưỡng.

Hương vị của vải cũng mang những nét đặc trưng riêng, khi ở xa thì thấy thoang thoảng, đưa lên mũi thì vị ngọt nồng.

Vải Lục Ngạn không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được xuất khẩu ra nhiều thị trường trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Australia, các quốc gia EU…

**Xem thêm: Tìm hiểu về quả mơ – Đặc sản ở Hương Sơn,Hà Nội

2. Phân biệt vải thiều Lục Ngạn với vải thiều Thanh Hà

– Vải thiều Lục Ngạn

Thực tế thì vải Lục Ngạn bắt nguồn từ Hải Dương ( cùng với vải Thanh Hà) nên cơ bản có những đặc điểm giống nhau đó là nhiều nước, cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ và vị ngọt đậm.

Tuy nhiên, điểm khác biệt nhất của vải Lục Ngạn đó là khi chín thì vỏ của chúng màu đỏ đậm, tươi hơn so với vải Thanh Hà. Kích thước của chúng cũng lớn hơn rất nhiều, 1 chùm 30-35 quả có thể đạt 1kg.

Hoặc nếu tinh ý, bạn cũng có thể phát hiện vải Lục Ngạn có lớp màng mỏng màu nâu ở giữa phần cùi và hạt, trong khi vải Thanh Hà lại không có. Vải thiều xuất xứ từ vùng Bắc Giang nổi tiếng hơn trên thế giới, nhất là tại thị trường Trung Quốc.

– Vải thiều Thanh Hà

Trong các loại vải thì giống vải Thanh Hà có kích thước bé nhất, thường chỉ bằng ngón chân cái. Vỏ bên ngoài của chúng khá nhãn mà bạn có thể nhận biết được bằng mắt.

Khi chín thì vỏ quả vải Thanh Hà có màu hồng nhạt. Bên trong hạt nhỏ và thậm chí là không hạt nên khi ăn tạo cảm giác khá thích thú. Mùa vải thiều Thanh Hà rơi vào tháng 5-6, và được đánh giá sớm hơn một chút so với vải Lục Ngạn.

Loại vải này tuy không được biết đến nhiều, nhưng cũng rất được yêu thích tại thị trường trong nước. Cứ mỗi độ hè về thì người dân vùng Thanh Hà, Hải Dương lại tất bật với những chuyến xe chở hàng hóa của mình để phân bố ra thị trường.

Vậy còn so với vải Trung Quốc thì chúng khác điểm gì đây? Thực tế thì vải Thiều Lục Ngạn có hình dáng bên ngoài đẹp hơn rất nhiều, dù có thể chưa to bằng nhưng vị ngọt đặc trưng cùng kích thước hạt nhỏ của nó đã “đánh bật” được các đối thủ khác để vươn lên trở thành loại vải được yêu thích nhất trên thế giới.

**Xem thêm: Đào sapa là gì?Tìm hiểu về Đào sapa,đặc sản vùng Tây Bắc

3. “Hai mặt” của quả vải thiều đối với sức khỏe

– Lợi ích quả vải thiều

Ngăn ngừa ung thư: Trong quả vải có chứa Flavonoid nên giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả như ung thư vú, ung thư gan, thận. Mặc khác, vitamin C trung hòa gốc tự do để bảo vệ tế bào khỏe mạnh khỏi sự chuyển hóa thành tế bào ung thư.

Tăng sức đề kháng: Hàm lượng vitamin C, chất chống oxy hóa trong vải có thể giúp bạn luôn khỏe mạnh trước những yếu tố gây bệnh từ môi trường. Từ đó, nâng cao hệ miễn dịch và chống lại bệnh thông thường như cảm cúm, ho.

Kháng viêm: Bạn có biết gốc tự do là một trong những nguyên nhân khiến tế bào chậm lành thương. Việc ăn vải đều đặn mỗi ngày có thể kiểm soát được tình trạng này, từ đó ngăn ngừa viêm nhiễm, thoái hóa khớp, đau cơ.

Tăng cường trao đổi chất trong cơ thể: Theo phân tích trên trang Wiki Fitness, chất xơ và vitamin C sẽ giúp cơ thể làm sạch cơ quan, loại bỏ chất độc hại khi bạn ăn vải. Hơn nữa, những chất protein, chất béo, đường thừa thãi cũng sẽ được đào thải ra bên ngoài.

Lưu thông máu tốt hơn: Các nhà khoa học đã tìm thấy một lượng đáng kể đồng, folate, magie, hemoglobin trong quả vải – các thành phần này tốt cho quá trình tạo hồng cầu, tăng khả năng oxy hóa cho cơ quan trong cơ thể.

Giúp tiêu hóa ổn định: Sự kết hợp của nước, chất xơ cùng pectin trong quả vải giúp duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường nhu động ruột. Từ đó, ngăn ngừa các bệnh liên quan như táo bón, ung thư ruột.

Bảo vệ tim mạch: Nếu bạn đang có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, đột quỵ thì hãy ăn nhiều vải nhé. Kali trong loại quả này sẽ giúp giảm co thắt lên mạch máu, động mạch, điều chỉnh chức năng cơ bắp để cơ thể luôn khỏe mạnh.

– Tác hại khi ăn quá nhiều vải

Trong vải chứa nhiều chất chống oxy hóa làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Vậy nếu bạn mắc phải một số bệnh tự miễn dịch như viêm khớp thấp, đa xơ cứng, lupus thì không nên ăn vải thiều bởi có thể làm cho tình trạng bệnh nặng thêm. Ngoài ra, bạn hãy cân nhắc đến một số tác hại dưới đây để có những điều chỉnh hợp lý khi ăn vải nhé,

Gây bệnh tiểu đường: Trong vải chứa nhiều đường nên ăn quá nhiều sẽ làm tăng thêm sự trầm trọng của bệnh. Khuyến cáo cho những người này đó là ăn ít hơn 6 quả vải/ngày.

Gây ra dị ứng: Ăn vải nhiều có thể gây ra những phản ứng dị ứng như phù nề, tiêu chảy, chóng mặt, đau đầu, suy hô hấp.

Người phẫu thuật: Vải có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Các chuyên gia y tế khuyên bạn không ăn vải ít nhất 2 tuần trước khi tiến hành phẫu thuật.

4. Một số món ăn- bài thuốc hay từ quả vải

– Vải nhồi tôm hấp

Nguyên liệu cần có: Tôm nõn, vải tươi, trứng gà, gia vị vừa ăn

Cách thực hiện: Quả vải tách bỏ vỏ, hạt. Tôm ướp cùng với muối, đường, bột ngọt khoảng 30 phút rồi mang đi xay nhuyễn. Nặn viên tôm cho vào cùi vải. Cho vào nồi đun cách thủy khoảng 5 phút rồi bày ra dĩa. Tiếp theo, cho muối, đường, bột năng và một chút nước vào khuấy đều, đun nhỏ lửa 3 phút. Lòng trắng quả trứng gà đánh tan để làm sốt. Luộc rau cải xanh bày lên dĩa, đổ nước sốt lên bên trên viên vải và dùng khi nóng.

– Gà nấu với vải

Nguyên liệu cần có: Vải tươi, thịt gà, rượu trắng. hành băm, gừng và gia vị vừa ăn.

Cách thực hiện: Cho gà vào chảo xào săn, thêm chút nước, gừng, vải thiều và rượu trắng vào om cho đến khi gà mềm. Cho một chút bột năng vào để làm sánh món ăn. Múc ra đĩa và dùng với cơm nhé bạn.

– Canh mướp đắng vải thiều

Nguyên liệu cần có: Mướp đắng, vải thiều, cánh gà, gia vị vừa ăn

Cách thực hiện: Gà chặt thành từng miếng nhỏ, ướp gia vị trong khoảng 30 phút cho ngấm. Hầm gà với nước, cho thêm gừng đập dập để tạo mùi hương. Khi gà đã mềm thì cho mướp đắng, vải thiều vào và nấu thêm 5 phút, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức thôi nào.

Hãy nhớ, các món ăn chế biến với vải thiều muốn nâng cao được tác dụng thì không nên chế nấu quá kỹ và ăn khi còn nóng bạn nhé.

5. Vải thiều có gây nóng trong không?

Quả vải có tính nóng, nhiều đường nên khi ăn nhiều có thể gây ra nóng trong, làm mất đi sự cân bằng của cơ thể. Hậu quả là gây ra nhiệt miệng, đau họng, chảy máu mũi, mụn nhọt.

Dẫu vậy, nếu đây là loại quả ưa thích của bạn thì chúng ta khó kìm lòng đúng không nào. Hãy lưu ý đến cách ăn này của chúng tôi nhé

+ Cần chọn những quả tươi ngon, lành lặn. Đặc biệt, không chọn quả đa bị hỏng, úng bởi vi khuẩn sinh sôi rất nhanh có thể gây hại đến sức khỏe bạn. Trong trường hợp bạn vẫn cố tình ăn thì chúng tôi không khắc không xảy ra những triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, người mệt mỏi.

+ Về liều lượng ăn, trẻ em chỉ ăn khoảng 100g, tương đương từ 5-6 quả, người lớn cũng chỉ nên ăn từ 8-20 quả. Lưu ý không ăn cùng lúc vì sẽ làm nồng độ insulin tăng lên, gây phản ứng đường máu thấp mà người ta hay gọi là “say”.

+ Người mắc bệnh béo phì, đái tháo thường, mụn nhọt, dễ nóng trong thì cũng nên hạn chế ăn vải.

+ Bạn nên ăn cả lớp màng trắng tiếp xúc với cùi vải để hạn chế nhiệt. Lớp này tuy hơi chát, nhưng khi ăn vào cùi thì sẽ ngọt hơn rất nhiều, nếu được thì bạn hãy ăn luôn phần trắng trên cùi vải nhé.

+ Trước khi ăn, bạn nên uống một chút nước muối, trà giải nhiệt, chè đỗ xanh…hoặc một chút canh nước xương thì cũng sẽ góp phần giảm sinh hỏa. Và khi ăn vải bạn sẽ không phải lo lắng bị nóng trong nữa.

+ Nên ăn vải sau bữa cơm để cơ thể trích trữ đủ lượng muối và hạn chế tính nóng từ loại trái cây này.

+ Ăn vải vào buổi sáng còn sương sớm cũng là cách để giảm được tính nóng. Lúc này, quả vải đã được ngâm trong không khí mát mẻ của buổi đêm, chúng sẽ ở trạng thái tươi ngon, mát nhất. Đây tuy là là kinh nghiệm dân gian và của người trồng vải nhưng bạn hoàn toàn có thể áp dụng được nhé.

6. Mẹ bầu và trẻ em có nên ăn nhiều vải không?

Khi mang thai, mẹ bầu không cần kiêng khem bất cứ loại quả nào, mà cần ăn đang dạng càng tốt. Với quả vải cũng như vậy, chúng giúp ích cho sự phát triển của thai nhi nhờ hàm lượng chất dinh dưỡng cao như: kali, sắt, natri, protein, vitamin C, Vitamin B6, Canxi, Magie,…

Thế nhưng, mẹ cũng cần có sự hạn chế và ăn đúng liều lượng theo lời khuyên của bác sĩ. Cụ thể, mẹ chỉ nên ăn từ 4-6 quả vải tươi hoặc sấy khô/ngày. Kết hợp cùng một số loại trái cây khác để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng, bổ sung cho cả mẹ và bé.

7.Vài thiều Lục Ngạn có giá bao nhiêu?

Vải thiều Lục Ngạn có giá khoảng 50.000/kg.Trong khi đó,vải sấy khô có giả khoảng 200.000/kg trên thị trường hiện nay.

Tham khảo một số dịch vụ của Caterer VN:

Xem Thêm Nội Dung

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Call Now Button